Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Trung tâm dạy nghề Biên Hòa: Trung tâm dạy nghề Biên Hòa: Trung tâm dạy nghề TP. Biên Hòa: Không đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên

Trung tâm dạy nghề Biên Hòa: Trung tâm dạy nghề Biên Hòa: Trung tâm dạy nghề TP. Biên Hòa: Không đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên

rung tâm dạy nghề TP. Biên Hòa: Không đáp ứng nhu cầu học nghề...
(22:25 03/06/2009)

">

Đó là nhận xét của ông Võ Ngọc Đức, Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề TP. Biên Hòa khi nói về tình hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên của đơn vị này nhân đợt khảo sát của Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh trong tháng 5 vừa qua.

* Trung tâm "3 không"

Bức xúc nhất hiện nay ở Trung tâm dạy nghề TP.Biên Hòa là cơ sở vật chất. Năm 2002, trung tâm bị giải tỏa theo dự án mở đường Trịnh Hoài Đức, khuôn viên của trung tâm giảm trên 70% diện tích: "Hiện trung tâm chỉ còn 2 phòng học đã xuống cấp trầm trọng, không biết sẽ sập lúc nào. Chỉ khi nào cần lắm chúng tôi mới bố trí học nghề tại đây, chứ bình thường phải mở các lớp học ở các địa bàn dân cư, nơi có nhiều thanh niên lao động học nghề. Vì vậy, chúng tôi thường đóng cửa đi khảo sát, kiểm tra, dạy nghề ở những nơi khác. Người dân thấy trung tâm thường khóa cổng nên tưởng... không hoạt động!" - ông Đức cho biết.

Phòng học còn sót lại đang xuống cấp trầm trọng tại trung tâm.

Là một trung tâm dạy nghề, song trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề ở đây hầu như không có. Số thiết bị có được thì lại vừa thiếu vừa lạc hậu nên rất khó khăn trong công tác đào tạo. Vừa qua, trung tâm mới thanh lý được 2 máy may công nghiệp có cách đây 15 năm với giá bán đồ phế liệu là 50 ngàn đồng/cái! Ông Nguyễn Tiến Thuấn, Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề TP.Biên Hòa, bày tỏ: "Chúng tôi không đáp ứng được nhu cầu dạy nghề cho thanh niên, bởi dạy nghề mà không có thiết bị thì dạy làm sao. Với các nghề như may công nghiệp, điện công nghiệp... dạy ra thanh niên cũng không làm được vì thiết bị trong các công ty mới, hiện đại. Trung tâm hiện nay chủ yếu dạy các nghề đơn giản, như: làm móng, cắm hoa, pha chế rượu..., nhưng bây giờ nhu cầu thanh niên muốn học nghề kỹ thuật cao để dễ tìm việc làm".

* Lực bất tòng tâm

Khó khăn chồng chất khó khăn khi đội ngũ giáo viên của trung tâm chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí khó khăn nên trong năm 2008, trung tâm không đủ để trả hơn 110 triệu đồng tiền lương cho cán bộ, giáo viên. Ông Võ Ngọc Đức cho biết: "Mặc dù là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, song nguồn thu lại không đảm bảo cho đơn vị hoạt động, thu không đủ bù chi" .

Khách hàng của trung tâm hiện nay chủ yếu là đối tượng chính sách được tỉnh giao chỉ tiêu dạy nghề hàng năm. Trong số 1.900 thanh niên mà trung tâm đã dạy nghề trong 3 năm qua, phần đông là các đối tượng chính sách được nhà nước giao chỉ tiêu như: dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn... Ông Nguyễn Tiến Thuấn khẳng định: "Chúng tôi không đủ điều kiện đáp ứng cho thanh niên, không ai chịu học ở một nơi vừa xập xệ vừa không có gì. Hơn nữa, trung tâm còn bị cạnh tranh bởi các trường dạy nghề lớn, có trang thiết bị mới".

Theo báo Đồng Nai, ngày 04.6.2009.